
PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC CON CỦA NGƯỜI DO THÁI KHÔNG “ĂN BÁM” BỐ MẸ DÙ CHỈ MỚI LÊN 3
Tương lai của những đứa trẻ sẽ ra sao khi nhiều gia đình luôn cố tìm mọi cách để bao bọc và xây dựng cho con một cuộc sống của “cậu ấm, cô chiêu” ngay cả khi bố mẹ vẫn chỉ như “nô lệ”? Hãy để con bạn được tự bước đi bằng chính đôi chân của mình giống như phương pháp giáo dục con của người Do Thái từ khi chúng còn là những đứa trẻ.
Phương châm giáo dục của người Do Thái là không tạo ra một thế hệ “ăn bám” do đó họ rất coi trọng giáo dục con kỹ năng sinh tồn từ những việc nhỏ nhất ngay từ khi trẻ còn rất nhỏ. Tùy theo độ tuổi và khả năng, cha mẹ có thể hướng dẫn các con tự chăm sóc bản thân, kỹ năng làm việc nhà, tinh thần tự học, kỹ năng quản lý tiền bạc.
- Dạy con tự lập từ nhỏ
Trong cách dạy con của người Do Thái rất chú trọng giáo dục các kỹ năng sinh tồn. Dạy con không “ăn bám” chính là hướng dẫn con cách tự lập, tự thực hiện những công việc trong khả năng của mình ngay từ khi còn nhỏ.
Ở Việt Nam, không khó để bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ đã 4 – 5 tuổi những vẫn được bố mẹ xúc ăn mỗi bữa. Nhưng phương pháp dạy con của người Do Thái thì không giống như vậy. Trẻ em Do Thái từ 1-2 tuổi có thể tự xúc ăn, trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo đơn giản.
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái tạo điều kiện cho con có thể làm bất cứ việc gì trong khả năng cho phép sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tự lập, không dựa dẫm vào bố mẹ. Sau này trẻ khi rời xa vòng tay bố mẹ, trẻ vẫn có thể sống tốt và tự lo cho bản thân.
2. Khuyến khích con làm việc nhà
Chúng ta thường nghe câu “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Nhưng thực tế các con hoàn toàn có thể giúp đỡ bố mẹ làm các công việc nhà nhẹ nhàng. Cha mẹ nên khuyến khích con em tham gia làm việc nhà từ khi còn nhỏ, phù hợp với sức mình. Đây cũng chính là phương pháp giáo dục con của người Do Thái rèn cho trẻ những kỹ năng sinh tồn cơ bản nhất.

Hình thành thói quen tự lập, không dựa dẫm cho trẻ từ những việc nhỏ nhất
Những công việc nhà có thể thực hiện tùy theo cấp độ tăng dần tương ứng với độ tuổi của trẻ từ 3 đến 8 tuổi cụ thể như:
Trẻ 3 tuổi:
- Thu dọn đồ chơi bỏ vào giỏ.
- Tự mặc quần áo hoặc với sự trợ giúp của người lớn.
- Tự đánh răng, rửa mặt, rửa chân tay, chải tóc.
Trẻ 4 tuổi
- Dọn giường giúp bố mẹ.
- Lau sạch bụi bẩn.
- Phụ giúp mẹ nấu ăn, nhặt rau, tưới cây.
- Sắp xếp bàn ăn, bát đĩa.
Trẻ 5 tuổi:
- Tự dọn dẹp phòng.
- Mua và trả tiền cho các hàng hóa cơ bản.
- Tự đi giày, dép.
- Giúp bố mẹ cho quần áo bẩn vào máy giặt, gấp quần áo sạch cho vào tủ.
Trẻ 6 tuổi:
- Tự làm bữa sáng đơn giản.
- Hút bụi, lau bàn, đổ rác và tưới cây.
- Dọn bàn ăn và bàn học.
Trẻ 7 tuổi:
- Tự đi ngủ và thức dậy đúng giờ.
- Dọn nhà tắm sau khi dùng xong.
- Là quần áo đơn giản.
- Thực hiện các công việc khác bố mẹ giao.
Trẻ 8 – 9 tuổi:
- Lau dọn nhà cửa.
- Tự dọn dẹp và sắp xếp tủ đồ cá nhân.
- Giúp mẹ trông em và giúp đỡ người khác.
3. Tri thức là sức mạnh
Phương pháp giáo dục con của người Do Thái tập trung khơi gợi tình yêu với tri thức và đam mê học tập của con. Người Do Thái dạy con hiểu rằng học tập là trách nhiệm và nghĩa vụ cho bản thân, không phải cho ông bà hay bố mẹ.
Trẻ em Do Thái được nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con từ khi còn nhỏ. Dân tộc thông minh nhất thế giới này rất coi trọng việc đọc sách và đây cũng chính là lý do giúp họ trở nên thông thái. Một quyển sách hay có thể được đọc đi đọc lại vài lần để giúp đứa trẻ hiểu và nắm được tri thức của nhân loại.

Trẻ em cần nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con từ khi còn nhỏ
Bên cạnh việc học tập ở nhà trường và thông qua đọc sách, cha mẹ cũng nên để con thỏa sức sáng tạo, tò mò và học hỏi thông qua những trải nghiệm thực tế. Trẻ em Do Thái được khuyến khích luôn không ngừng đặt câu hỏi. Bởi tính cách của trẻ em thường rất hiếu động và đầy tò mò về thế giới, nên chúng cần giải phóng những nguồn năng lượng tích cực để trau dồi thêm sự tự tin và hiểu biết.
4. Dạy con giá trị của đồng tiền và tình yêu lao động
Dân tộc thông thái này nổi tiếng về sự giàu có, thông minh và tài năng nhờ những phương pháp giáo dục con của người Do Thái. Các phương pháp dạy con của người Do Thái nhận biết về tiền được áp dụng từ khi trẻ mới 2- 3 tuổi. Ví dụ như phân biệt đâu là tiền xu, đâu là tiền giấy và tiền dùng để làm gì.
Trẻ lên 5 cũng sẽ bắt đầu được giáo dục rõ nét hơn giá trị của đồng tiền và tình yêu lao động chân chính. Những đứa trẻ cần hiểu được tiền từ đâu mà có và học cách giữ tiền, tiêu tiền đơn giản. Thậm chí khi trẻ được khoảng 10 tuổi, bố mẹ có thể mở riêng cho con một tài khoản cá nhân dưới sự bảo lãnh của người lớn và để vào đó một khoản tiền nhất định để dạy con biết cách quản lý tài sản một cách thông minh, khoa học.
Bên cạnh kỹ năng giữ tiền, phụ huynh hãy dạy trẻ cách kiếm tiền chính đáng từ những trải nghiệm thực tế. Ví dụ như thay vì cho con tiền tiêu vặt, cha mẹ có thể dạy con cách tự kiếm tiền bằng sức lao động của mình, chứ không chỉ biết “ngửa tay xin tiền” của bố mẹ. Người lớn có thể trả công cho con khi con làm tốt việc nhà được giao. Khi trẻ lớn hơn có thể tìm hiểu nhiều hơn về các công việc tạo ra thu nhập khác.
Lưu ý, cha mẹ nên thống nhất rõ ràng ngay từ đầu với trẻ về những việc trẻ phải tự giác làm mà không được trả công như chăm sóc bản thân, dọn dẹp phòng của mình. Và những việc sẽ được trả công như dọn cỏ trong vườn, lau dọn nhà cửa, giao đồ vật hoặc các công việc khác khi bố mẹ yêu cầu và có thỏa thuận trước.
5. Phương pháp giáo dục con của người Do Thái về tình yêu thương
Cách dạy con của người Do Thái cho phép đứa trẻ được tự do làm nhiều thứ trong khả năng. Tuy nhiên có một điều không bao giờ thay đổi là con cái luôn phải tôn trọng và yêu thương bố mẹ. Không một đứa trẻ Do Thái nào được phép xúc phạm hay bất kính với cha mẹ, ông bà. Nếu trẻ có hành vi vô lễ, hay tỏ ra bướng bỉnh không nghe lời, bố mẹ có thể phạt đứng hoặc để trẻ tự suy nghĩ và nhận lỗi.

Gia đình là môi trường giáo dục tình yêu thương tốt nhất dành cho trẻ
Sự quan tâm và giúp đỡ mọi người xung quanh luôn là cần thiết và trẻ có thể được giáo dục ngay từ nhỏ trong môi trường gia đình, nhà trường. Một đứa trẻ tự lập, không “ăn bám” là một đứa trẻ không chỉ có khả năng chăm sóc tốt cho bản thân mà đồng thời còn có năng lực giúp đỡ mọi người xung quanh. Ví dụ các con có thể giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà, chăm sóc và hiếu thuận với ông bà, đoàn kết với bạn bè.
Những thành tựu về kinh tế và xã hội vượt bậc hiện nay đã chứng minh tính đúng đắn và hiệu quả của phương pháp giáo dục con của người Do Thái. Họ đã làm được thì chúng ta cũng sẽ làm được. Hãy luôn đồng hành cùng Kid Town để nắm được những bí quyết nuôi dạy con khoa học và thành công giống như cách người Do Thái dạy con không trở thành những đứa trẻ “ăn bám”.
THẢO LUẬN BẰNG FACEBOOK