Trường Mầm non Quận 12 - Phương pháp Montessori | Kid Town

GIÁO DỤC DINH DƯỠNG CHO TRẺ MẦM NON, DẸP BỎ NỖI LO BÉ BIẾNG ĂN, CHẬM LỚN

Spread the love

Trẻ biếng ăn, còi cọc, chậm lớn… là nỗi “khiếp sợ’ của rất rất nhiều bà mẹ. Họ cảm thấy bất lực, stress và không ngừng trách móc bản thân khi không làm tốt được nhiệm vụ này. Nếu bạn cũng đang gặp tình cảnh tương tự thì hãy tìm hiểu ngay phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non của Kid Town dưới đây nhé!

Độ tuổi mầm non là giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ cả về trí não lẫn thể chất, tác động đến sự phát triển chung của con người. Vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non rất quan trọng, bé khỏe mạnh, thể chất dồi dào thì mới có thể học tốt, chơi vui. Do đó, giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non được xem là một trong những yếu tố quyết định đến sự phát triển toàn diện của trẻ.

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng ăn nhanh uống khỏe như mong muốn của mẹ. Con biếng ăn, quấy khóc mỗi khi tới giờ ăn không phải tình cảnh riêng của mẹ nào. Mỗi khi đến giờ ăn của con, bố mẹ phải xài đủ chiêu từ dỗ dành mua đồ chơi, bật tivi theo yêu cầu của trẻ đến quát tháo, đòn roi. Cho con ăn trở thành “cuộc chiến”. Trẻ biếng ăn, chậm lớn còn là nỗi lo lắng, áp lực của mẹ. Mẹ xót lòng khi con vừa ăn vừa nước mắt giàn giụa. Nhưng mẹ cũng chưa có cách nào để giúp con ăn ngon, ăn khỏe? Để chấm dứt tình trạng này, mẹ nên thuộc làu các phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non sau.

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng con biếng ăn là thắc mắc chung của rất nhiều bố mẹ

Làm thế nào để chấm dứt tình trạng con biếng ăn là thắc mắc chung của rất nhiều bố mẹ

1. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua các trò chơi

Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua các trò chơi là phương pháp được xây dựng trên tinh thần vừa chơi vui vừa ăn ngon, khơi gợi hứng thú, kích thích vị giác của trẻ.

Bạn dùng giấy bìa tạo hình cắt thành các loại rau củ quả quen thuộc như: táo, chuối, nho, dưa hấu, rau xanh… và lần lượt đưa từng hình lên. Bé sẽ gọi tên từng loại, nếu bé đoán đúng, mẹ nên tặng bé một phần quà nhỏ để bé tích cực tham gia trò chơi. Đồng thời, bạn cũng nên giới thiệu công dụng của từng loại thực phẩm, chẳng hạn: “Quả cà rốt đỏ sẽ giúp đôi mắt con sáng hơn”,…

Bạn có thể dùng những bộ đồ chơi về thức ăn để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Bạn có thể dùng những bộ đồ chơi về thức ăn để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ

Một cách kích thích trẻ ăn ngon nữa đó là bạn sưu tầm những bài hát, bài thơ về rau củ quả có giai điệu vui nhộn, dí dỏm để dạy bé, hai mẹ con cùng hát cùng đọc. Cách này không chỉ khiến bé yêu thích rau củ quả mà còn tăng thêm vốn từ cho trẻ.

2. Giáo dục dinh dưỡng qua bữa ăn đầy sắc màu

Khi xây dựng thực đơn cho con, nhiều mẹ chỉ quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ mà bỏ qua khâu trình bày. Đôi khi những món ăn có vẻ ngoài không mấy hấp dẫn sẽ khiến trẻ lười ăn. Trẻ em luôn bị cuốn hút bởi những thứ đầy màu sắc. Mẹ nên tận dụng điều này để tạo nên những món ăn bắt mắt, sinh động, kích thích trẻ ngồi vào bàn ăn. Đây cũng là lí do vì sao các bà mẹ Nhật mỗi ngày đều tự tay chuẩn bị hộp cơm bento đủ hình thù ngộ nghĩnh cho bé mang đến trường.

Những món ăn sinh động, bắt mắt sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Những món ăn sinh động, bắt mắt sẽ kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn

Thay vì chỉ có cơm và thức ăn đơn điệu, mẹ tạo hình bông hoa màu cam từ cà rốt, tạo hình mặt cười từ cơm và rong biển, tạo hình cây xanh từ súp lơ luộc,… Một món ăn vừa đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ vừa được tạo hình, trang trí bắt mắt, dễ thương sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn mà vẫn cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết.

Để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non qua món ăn, mẹ cũng có thể rủ bé vào bếp cùng mẹ, hướng dẫn bé trang trí món ăn theo sở thích của  mình. Qua đó, trẻ vừa phát huy tính sáng tạo vừa muốn ăn hơn bởi món ăn đó là “sản phẩm” do bé tạo ra.

3. Giáo dục dinh dưỡng qua các hoạt động ngoại khóa

Để giúp trẻ hiểu hơn về thực phẩm cũng như vai trò của thực phẩm đối với con người, bạn có thể tổ chức một số hoạt động ngoại khóa cho trẻ tham gia. Những ngày cuối tuần hay dịp nghỉ lễ, hãy dành thời gian đưa trẻ đến các trang trại, cho bé quan sát, tìm hiểu quá trình để trồng một cây rau hay bất kỳ loại thực phẩm nào khác. Từ đó, bé sẽ phần nào cảm nhận được sự vất vả để cho ra một món ăn, biết trân trọng thức ăn hơn, hạn chế tình trạng bỏ mứa

Những hoạt động ngoại khóa cũng là một cách giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Những hoạt động ngoại khóa cũng là một cách giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non

Nếu bạn quá bận rộn để đưa ra ngoài, hãy áp dụng cách giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non ngay tại nhà bằng cách trồng cây, trồng rau trong sân nhà, cùng con chăm sóc cây lớn lên và thu hoạch.

Qua những hoạt động như vậy, bé sẽ có kiến thức về dinh dưỡng, kích thích bé ăn ngon miệng hơn, đồng thời mở mang thêm kiến thức các lĩnh vực khác như thực vật, động vật,..

Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp trên, các ông bố bà mẹ cũng cần trang bị kiến thức về vai trò của dinh dưỡng đối với trẻ mầm non, cách xây dựng khẩu phần ăn cân bằng hợp lý.

Dinh dưỡng cho trẻ 3 đến 6 tuổi phải đảm bảo đầy đủ 4 nhóm: đạm, béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu thiếu dinh dưỡng cơ thể bé sẽ chậm phát triển với các biểu hiện như: tụt cân, suy dinh dưỡng, chậm chạp, kém vận động… Ngược lại, khi trẻ thừa dinh dưỡng thì nguy cơ mắc các bệnh như: béo phì, tim mạch… rất cao.

Một lưu ý nữa khi xây dựng chế độ dinh dưỡng cho trẻ 3 đến 6 tuổi đó là lượng thức ăn trong khẩu phần ăn phải phù hợp với cân nặng, chiều cao của trẻ. Mẹ nên thường xuyên kiểm tra các chỉ số BIM của trẻ để phát hiện sớm các nguy cơ suy dinh dưỡng, hoặc béo phì để có hướng điều chỉnh khẩu phần ăn thích hợp.

Đó là một số phương pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả mà bạn nên áp dụng. Kid Town hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn sẽ biết cách để kích thích con ăn ngon miệng, dẹp bỏ nỗi lo con biếng ăn, chậm lớn đang khiến nhiều mẹ đau đầu.

THẢO LUẬN BẰNG FACEBOOK