
CẢI THIỆN ĐÁNG KỂ CHIỀU CAO, C N NẶNG CỦA TRẺ DƯỚI 5 TUỔI NHỜ CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG
Ngoài việc cho trẻ luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc thì chế độ dinh dưỡng nạp vào cơ thể hằng ngày sẽ quyết định mạnh đến mức tăng trưởng về chiều cao, cân nặng của trẻ trong tương lai. Cùng KidTown tìm hiểu kỹ về các loại thức ăn đồ uống nên có trong thực đơn hằng ngày để nuôi con khỏe mạnh, phát triển thông minh bạn nhé!
1. Cân nặng tiêu chuẩn của trẻ em Việt Nam 0 – 5 tuổi các mẹ cần nắm
- “Bé nhà em hiện tại đã 3 tháng liên tiếp không tăng lên một cân nào dù cân nặng vẫn đang nằm trong mức cho phép đối với lứa tuổi của con. Vậy con tôi có phải đang bị vấn đề về dinh dưỡng không?”
- “Bé nhà em không được cao và rất nhẹ cân so với bạn đồng trang lứa. Không biết bé có thiếu cân hay không nữa?”
- “Bé nhà em khá đô con so với bạn của bé, bé ăn uống nhiều và hình như không lúc nào thấy no bụng. Trẻ ăn nhiều có bị làm sao không?”
Đây là những câu hỏi tiêu biểu mà nhiều bà mẹ có con nhỏ quan tâm. Bạn cũng đang có con nhỏ và muốn biết xem liệu con mình có đang đạt mức chiều cao, cân nặng của trẻ em chuẩn hay không? Hãy tiếp tục cùng KidTown tham khảo qua những kiến thức, kinh nghiệm sau đây nhé.
1.1 Chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh:
Theo tiêu chuẩn của WHO, thì chiều cao cân nặng chuẩn mà các bé sơ sinh đủ tháng, khỏe mạnh thường nằm ở mức từ 3,2kg – 3,8kg với chiều cao chuẩn là 50cm. Nếu bé sinh đủ tháng và có cân nặng nhỏ hơn 2,5kg nghĩa là cân nặng của thai nhi khi chưa ra đời đã có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng nhưng mẹ không để ý hoặc không biết vấn đề này. Đối với những bé sinh thiếu tháng thì gọi là sinh non, trường hợp này bé thường nhẹ cân hơn so với các bạn sinh đủ ngày khác.
Sau khi sinh 1 tuần các bé sẽ thường tăng rất nhanh do đã làm quen được với việc bú mớm và sức ăn sữa, ti mẹ hoặc ti bình ngày càng mạnh mẽ hơn. Trong 3 tháng đầu bé sẽ tăng từ 1 – 1,2kg cân nặng . Từ sau 3 tháng – 6 tháng, trẻ sẽ tăng khoảng 600gr/ tháng và từ sau tháng 6 – tháng 12 se chỉ tăng 300gr – 400gr/ tháng nếu được các mẹ áp dụng đúng cách nấu đồ ăn dặm đủ dinh dưỡng và cho bé ti sữa khoa học.
Để dễ dàng xác định cân nặng chuẩn của bé, bạn hãy nhớ điều cơ bản sau đây:
- Từ lúc 10 – 14 ngày tuổi, sẽ là giai đoạn phục hồi cân nặng sau sinh
- Từ 5 – 6 tháng trở đi: là lúc gấp đôi số cân nặng lúc mới sinh
- Từ 1 tuổi trở đi: gấp 3 số cân lúc mới sinh
Về chiều cao, bé sẽ tăng trưởng nhanh chóng nhất trong khoảng 1 năm sau khi ra đời. Tính trung bình, từ tháng 1 – tháng 6: bé sẽ tăng 2,5cm/ tháng. Từ tháng 7 – tháng 12: tăng 1,5cm/ tháng và đến sau 1 tuổi thì tốc độ tăng chiều cao sẽ bắt đầu chững lại. Từ khi 2 tuổi, chiều cao của bé sẽ tăng trung bình từ 10 – 12cm/ năm. Sau 2 tuổi cho đến lúc trước dậy thì sẽ chỉ tăng từ 6cm – 7cm/ năm mà thôi.
Để trẻ sinh ra đủ cân nặng và chiều cao, các mẹ cần đặc biệt lưu ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể bằng các loại đồ ăn, thức uống bổ dưỡng, thơm ngon ngay từ khi mới mang thai bé để vấn đề về cân nặng của thai nhi không trở thành nỗi lo lắng về sau.
Chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh gái – trai có phần tương đương nhau khi bé mới chào đời nhưng từ tháng thứ 6 trở đi sẽ có những sự thay đổi khác nhau rất lớn.

Bảng đánh giá chiều cao, cân nặng chuẩn của bé Việt Nam
(Nguồn photo-1-baomoi.zadn.vn)
2. Thực đơn dinh dưỡng mẹ nên chú trọng cho con hằng ngày
Chế độ dinh dưỡng luôn cần được quan tâm ngay từ trước lúc mang thai – trong khi mang thai – sau khi sinh để bé yêu luôn được phát triển bình thường, khỏe mạnh, thậm chí là vượt trội một cách tích cực. Cùng tham khảo qua những món ăn, thức uống có tác động mạnh đến chiều cao, cân nặng của trẻ sau đây:
2.1 Mẹ nên cho con ăn gì để tăng chiều cao vùn vụt ?
- Các loại thực phẩm giàu protein: từ thực vật và động vật như trứng, sữa, đậu nành, cá, thịt bò, thịt gà có dồi dào nguồn đạm để bạn có thể cho bé ăn, thay đổi vị qua ngày.
- Các loại thức ăn có chứa nhiều dầu thực vật: dầu lanh, dầu oliu, cùng các sản phẩm dầu thực vật có lợi, có các axit béo hỗ trợ tốt cho phát triển chiều cao
- Các loại thực phẩm giàu canxi, magie: sữa mẹ hay các loại sữa công thức, các món đồ ăn từ tôm, cua, hải sản, các sản phẩm từ đậu, hạt, rau xanh, ngũ cốc,…
- Các loại trái cây có múi: cam, quýt với nhiều vitamin C góp phần thúc đẩy xương phát triển nhờ việc hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi từ bên ngoài vào trong. Đồng thời những loại trái cây này còn giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Lưu ý với các mẹ về những đồ không nên cho con ăn
- Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt từ bánh kẹo hay các sản phẩm như nước ngọt, khoai tây chiên,… vì những loại này có chứa nhiều chất béo, dễ gây thừa cân và làm chậm quá trình phát triển của xương.
- Luôn có sự phân chia các nhóm món ăn trong ngày và giữa các ngày để duy trì sự tăng trưởng
- Nên cho trẻ ăn no trong khoảng 4 – 6 bữa mỗi ngày và có chu kỳ sinh hoạt khoa học, không nên cho ăn lắt nhắt hay ăn quà vặt mà chỉ nên tập trung vào việc phân bổ năng lượng và dinh dưỡng cho các bữa ăn chính theo khung giờ quy định
- Ngoài ra, bạn hãy tập cho trẻ tự ngủ đúng giờ, ngủ sâu giấc mỗi lần đến giờ ngủ để cơ thể làm việc tốt hơn. giấc ngủ đủ cũng tác động mạnh mẽ đến việc tăng chiều cao cho trẻ.
2.2 Tăng trưởng và duy trì cân nặng cho trẻ với 4 nhóm dinh dưỡng cần thiết?
Theo các phương pháp dạy con thông minh sớm đang được nhiều các ông bố bà mẹ áp dụng thành công tại Việt Nam thì những vấn đề dinh dưỡng sẽ tác động rất lớn đến chiều cao, cân nặng của trẻ cũng như sự phát triển về mặt trí óc. Để con thông minh hay phát triển thể chất thì chế độ ăn đúng đắn sẽ chính là một trong những điều cần mà các mẹ hết sức lưu ý.
Vì thế, lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng dành cho chị em lần đầu làm mẹ là áp dụng các chế độ ăn khoa học như kiểu Nhật, giúp con bổ sung và hấp thu đầy đủ 4 nhóm dinh dưỡng thiết yếu: tinh bột, đạm, chất xơ và chất béo.
Chức năng và vai trò của 4 nhóm dinh dưỡng các mẹ nên đặc biệt lưu ý:
Tinh bột: nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời cho trẻ, giúp trẻ hoạt động mạnh mẽ và khỏe khoắn. Năng lượng có chứa trong tinh bột nhiều hơn cả chất đạm và chất béo, vì thế trẻ cần hấp thụ tinh bột để hoạt động cả ngày dài. Tinh bột loại đơn giản có trong đường sữa, đường ăn, đường trái cây và tinh bột phức tạp thì có trong các loại rau xanh, các loại đậu, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt,…
Chất béo: thường có mặt để tạo ra môi trường dung môi giúp cơ thể vận chuyển các vitamin A,K,D,E tan trong dầu, mỡ để cơ thể hấp thụ tốt hơn
Chất đạm: vô cùng quan trọng để xây dựng, liên kết các mô, cơ quan, tế bào trong cơ thể để duy trì sự sống. Bạn nên cho bé ăn nhiều các loại thịt bò, gà, trứng, cũng như uống các loại thức uống chứa đạm để cơ thể luôn khỏe mạnh.
Chất xơ: Đây chính là “cô công nhân chuyên dọn dẹp đường ruột”, làm sạch các chất thải đồng thời làm sụt giảm các loại cholesterol xấu, ngăn chặn táo bón, các loại bệnh liên quan tiêu hóa, tim mạch, béo phì.

Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ khỏe mạnh, đạt cân nặng và chiều cao chuẩn (Nguồn kynaforkids.vn)
Ngoài ra, trong chế độ ăn để giúp tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ không thể không có sự góp mặt của canxi, magie, axit folate, kẽm, cùng các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác nhằm giúp bé luôn đạt chỉ số chiều cao, cân nặng chuẩn của bé Việt Nam mà còn luôn có cơ thể cường tráng, hệ miễn dịch hoạt động tốt, ít ốm đau, bệnh vặt.
Tóm lại, nếu mẹ muốn con yêu luôn đạt chuẩn về chiều cao, cân nặng của trẻ, hãy đừng quên việc cho con nền tảng dinh dưỡng tốt và cho con tham gia các hoạt động thể chất phù hợp để con phát triển nhanh chóng, đồng đều về mọi mặt. Hãy cùng KidTown tiếp tục đồng hành trên con đường nuôi dạy các con thông minh, khỏe khoắn bạn nhé!!
THẢO LUẬN BẰNG FACEBOOK